MÔ HÌNH HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CÔNG NGHIỆP

(Industrial Advisory Board)

Website: http://cet.ctu.edu.vn/tdh/hoi-dong-tu-van-cong-nghiep

 

NHIỆM VỤ

Cung cấp và duy trì thường xuyên kênh giao tiếp giữa Nhà trường và các Khu vực công nghiệp có liên quan bằng cách qui tựu các nhà lãnh đạo từ các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, cơ quan giáo dục đến với cán bộ và sinh viên Bộ môn Tự động hóa - Khoa Công Nghệ để không ngừng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên và giúp Khoa thực hiện thành công nhiệm vụ đào tạo ra các kỹ sư tương lai thích ứng trong môi trường phát triển và hội nhập.

Cụ thể, Hội đồng Tư vấn Công nghiệp có nhiệm vụ:

  1. Cung cấp tư vấn độc lập cho Khoa, Bộ môn về các vấn đề giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động dịch vụ
  2. Đảm bảo các đơn vị phụ trách chuyên ngành nhận được các lời khuyên thỏa đáng và chuyên nghiệp liên quan đến công tác giảng dạy và nghiên cứu
  3. Mang đến những lời khuyên cho các Trưởng Bộ môn, thầy cô giáo, bộ phận hỗ trợ đào tạo về chiến lược và phát triển nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ
  4. Cung cấp các nhận xét và góp ý về mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo
  5. Cung cấp các đường hướng phát triển chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu đổi mới ngành nghề cho khu vực và quốc gia
  6. Xem xét nội dung các môn học trọng tâm có liên quan đến đạo đức và thực hành nghề nghiệp
  7. Hỗ trợ tích cực xây dựng mối liên kết giữa mục tiêu chiến lược, các hoạt động của đơn vị đào tạo với mối quan tâm của các bên liên quan bên ngoài trường cũng như các nhóm công nghiệp, đặc biệt các hoạt động nghiên cứu phát triển ứng dụng mang tính thực tiễn
  8. Cung cấp các ý kiến, kiến nghị, phản hồi về các vấn đề giáo dục, đặc biệt các tiêu chuẩn chất lượng và duy trì đảm bảo chất lượng
  9. Thông tin cho đơn vị đào tạo viễn cảnh về các thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, tạo động lực cho việc đào tạo các kỹ sư thích ứng với những thách thức đó
  10. Hỗ trợ đơn vị đào tạo trong việc thực tập thực tế, tuyển dụng và tư vấn việc làm
  11. Tư vấn phát triển nguồn lực tài chính cho đơn vị

 

THÀNH PHẦN

Hội đồng Tư vấn Công Nghiệp (IAB) bao gồm các đại diện tiêu biểu đến từ khu vực công nghiệp, các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật, các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác có liên quan đến tiến trình giáo dục đào tạo của Bộ môn tự động hóa, Khoa Công Nghệ, bao gồm: lãnh đạo từ các công ty, nhà máy, tổ chức khoa học kỹ thuật, kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, cựu sinh viên, và những ai làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan đến ngành nghề đào tạo của Bộ môn tự động hóa Khoa Công Nghệ có mong muốn đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chung của Nhà trường.  

 

LỢI ÍCH SONG PHƯƠNG

Hội đồng Tư vấn Công nghiệp là một tổ chức quan hệ hai chiều. Những đóng góp to lớn từ IAB cho nhà trường là:

  • Chất lượng đào tạo được đảm bảo
  • Các quyết sách có hệ thống, các hồ sơ mang tính chiến lược được xây dựng
  • Sự thành công của các mục tiêu chương trình đào tạo được đánh giá
  • Nguồn tài trợ cho các đề tài dự án nghiên cứu
  • Các diễn giả có kinh nghiệm từ công nghiệp đến chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên và giảng viên
  • Sự tiếp nhận sinh viên thực tập và tuyển dụng nhân sự được cải thiện
  • Trang thiết thiết bị phục vụ đào tạo được tài trợ nhờ sự vận động của IAB và xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp

 

Và ngược lại từ Nhà trường, các thành viên tham gia IAB sẽ có cơ hội:

  • Yêu cầu về các kỹ năng cho một kỹ sư tương lai xuất phát từ các doanh nghiệp được đảm bảo
  • Nhận thức về vai trò của đối tác công nghiệp trong cán bộ và sinh viên được nâng cao
  • Các đối tác nghiên cứu trong giáo dục được đề xuất kịp thời cho các dự án nghiên cứu công nghiệp
  • Tận dụng trang thiết bị và các tiện ích có sẵn từ đơn vị đào tạo.
  • Cơ hội chọn lựa sinh viên giỏi để thực tập và tuyển dụng.
  • Cơ hội giao lưu giữa các doanh nghiệp được hình thành.
  • Tận dụng nguồn nhân lực nghiên cứu dồi dào từ sinh viên hay nói khác hơn sẽ thực hiện các nghiên cứu với chi phí rẻ thông qua tài trợ các dự án, luận án tốt nghiệp.
  • Cơ hội hợp tác với cán bộ giảng viên cho các tập huấn kỹ thuật và nghiên cứu.

 

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG    

  • Là một tổ chức tự quản
  • Có một Chủ tịch (Chairman) và ba Phó Chủ tịch hội (Co-Chair), một thư ký được đề cử bởi các thành viên trong hội đồng, có nhiệm kỳ mỗi 5 năm.
  • Các thành viên trong hội đồng cũng được đề cử bổ sung
  • Mỗi năm họp 2 lần

 

CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA HỘI ĐỒNG

  • Hỗ trợ tuyển dụng, trao đổi học thuật
  • Hỗ trợ gắn kết các nghiên cứu sinh viên có nguồn từ nhà trường và từ công nghiệp
  • Hỗ trợ chương trình tham quan nhà máy cho sinh viên
  • Hỗ trợ các chương trình giải thưởng nghiên cứu sáng tạo kỹ thuật trong sinh viên

 

NỘI DUNG CÁC LẦN HỌP

  • Báo cáo kết quả về các hành động cụ thể của Hội đồng, của đơn vị đào tạo đã thực hiện từ lần họp trước.
  • Thảo luận về việc đảm bảo mục tiêu chương trình đào tạo, xu hướng đào tạo, tài chính và vận động tài chính, cơ hội việc làm và tuyển dụng, hợp tác nghiên cứu, tuyển sinh, bằng cấp và các vấn đề liên quan khác.
  • Báo cáo và đề ra các kế hoạch hành động cụ thể để đơn vị đào tạo đưa vào chương trình hành động chung.

 

Lưu ý: Mô hình hoạt động của Hội đồng Tư vấn Công nghiệp trên được soạn thảo dựa trên việc tham khảo các mô hình đã có của các trường đại học trên thế giới, và được thông qua tại Đại hội Thành lập Hội đồng Tư vấn Công nghiệp của Khoa Công Nghệ diễn ra vào ngày 04 tháng 3 năm 2016 dưới sự giúp đỡ và bảo trợ của các chuyên gia đến từ Đại học Arizona, Hoa Kỳ trong khuôn khổ chương trình HEEAP.

 

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CÔNG NGHIỆP BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

TRANSLATE BY GOOGLE

Hội đồng tư vấn công nghiệp

Khoa Tự Động Hóa, Trường Bách Khoa, Trường Đại Học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Số điện thoại: +84 (2923) 834-267; Fax: +84(2923) 872151
Email: tbk@ctu.edu.vn