CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ

CHUYÊN NGÀNH: CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY/CƠ KHÍ CHẾ BIẾN/CƠ KHÍ Ô TÔ

 1.Thông tin chung về chương trình đào tạo

Tên chương trình (tiếng Việt)

Kỹ thuật cơ khí

Tên chương trình (tiếng Anh)

Mechanical Engineering

Mã số ngành đào tạo

7520103

Trường cấp bằng

Trường Đại học Cần Thơ

Tên gọi văn bằng

Kỹ sư

Trình độ đào tạo

Đại học

Số tín chỉ yêu cầu

150 tín chỉ

Hình thức đào tạo

Chính quy

Thời gian đào tạo

4,5 năm

Đối tượng tuyển sinh

Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương

Thang điểm đánh giá

Thang điểm 4

Điều kiện tốt nghiệp

- Tích lũy đủ các học phần và số tín chỉ qui định trong chương trình đào tạo (đạt 150 tín chỉ); điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2.0 trở lên (theo thang điểm 4);

- Hoàn thành các học phần điều kiện. Ngoài ra, điểm trung bình chung các học phần Giáo dục quốc phòng và an ninh phải đạt từ 5,0 trở lên (theo thang điểm 10);

- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kỹ luật ở mức đình chỉ học tập trong năm học cuối.

Vị trí việc làm

-    Các Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thông, Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng, Phòng kinh tế - kỹ thuật - hạ tầng của các Huyện,.v.v...

-    Các công ty doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực Cơ khí, Cơ khí Chế tạo máy

-    Các Viện Nghiên cứu, trường Đại học, Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp liên quan đến ngành nghề kỹ thuật cơ khí.

-    Các Trung tâm, phòng thí nghiệm chuyên ngành kỹ thuật cơ khí.

-    Làm chủ công ty, doanh nghiệp tư nhân.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

 

 

-    Có khả năng học tiếp lên trình độ cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) thuộc chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí hoặc các ngành gần khác trong và ngoài nước.

-    Có khả năng học thêm các khóa bồi dưỡng ngắn hạn (cấp chứng chỉ) phục vụ chuyên ngành kỹ thuật Cơ khí.

Các chương trình, tài liệu, chuẩn chương trình tham khảo khi xây dựng

-    Chuẩn AUN và chuẩn ABET.

-    CTĐT các trường ĐHBK TP.HCM, ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.

Thời gian cập nhật bản mô tả

 Tháng 08/2019

2. Mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo

   2.1. Mục tiêu chung

      Chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí đào tạo Kỹ sư Cơ khí nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên và xã hội; có kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành toàn diện; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc; có năng lực nghiên cứu và khả năng làm việc độc lập sáng tạo để giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị cơ khí/ô tô/chế biến; có phẩm chất chính trị, đạo đức; có tác phong chuyên nghiệp và trách nhiệm nghề nghiệp; có kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết và khả năng tự học để thích ứng với môi trường làm việc và sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

   2.2. Mục tiêu cụ thể

  1. CTĐT trang bị cho người học kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và tin học phù hợp với ngành kỹ thuật cơ khí; có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ thuật chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần phát triển bền vững xã hội và cộng đồng.
  2. CTĐT trang bị cho người học kỹ năng lập luận, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong sản xuất thiết bị cơ khí/ô tô/chế biến; kỹ năng lập quy trình chế tạo, lập kế hoạch tổ chức sản xuất và đánh giá chất lượng thiết bị cơ khí/ô tô/chế biến. Trang bị cho người học năng lực hình thành ý tưởng và thiết kế các kết cấu cơ khí thông dụng; triển khai sản xuất và vận hành các hệ thống sản xuất các thiết bị cơ khí/ô tô/chế biến; kỹ năng dẫn dắt khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
  3. CTĐT trang bị cho người học kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia thuộc lĩnh vực cơ khí.

3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

      Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí trình độ đại học, người học nắm vững các kiến thức, có những kỹ năng và thể hiện được mức tự chủ và trách nhiệm như sau:

3.1. Kiến thức

   3.1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

  1. Mô tả được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Có sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  2. Vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế, toán học, khoa học tự nhiên và tin học để đáp ứng việc tiếp thu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành và có khả năng tự học tập nâng cao trình độ.
  3. Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để giao tiếp hiệu quả trong môi trường kỹ thuật.

3.1.2. Khối kiến thức cơ sở ngành

  1. Giải thích được các khái niệm, sơ đồ, quy trình và nguyên lý hoạt động của các thiết bị, máy móc trong lĩnh vực cơ khí. Phân biệt và đánh giá được hiệu quả hoạt động của các cơ cấu và chi tiết máy.
  2. Giải thích được các ký hiệu quy ước trong các bản vẽ cơ khí. Sử dụng được các công cụ và phần mềm phù hợp để thực hiện bản vẽ cơ khí.
  3. Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện và điện tử cơ bản dùng trong lĩnh vực cơ khí.

   3.1.3. Khối kiến thức chuyên ngành

  1. Vận dụng được các kiến thức và công cụ phù hợp để thiết kế máy và chi tiết máy phù hợp chuyên ngành đào tạo.
  2. Xây dựng được quy trình công nghệ phù hợp để gia công các chi tiết máy. Phân tích và đánh giá các công nghệ được sử dụng trong máy và các thiết bị cơ khí/ô tô/chế biến.
  3. Xây dựng được giải pháp và quy trình sản xuất phù hợp trong nhà máy công nghiệp, đề cao việc tự động hóa các máy và dây chuyền sản xuất.

3.2. Kỹ năng

   3.2.1. Kỹ năng cứng

  1. Phân tích, tổng hợp và giải quyết được các vấn đề về thiết kế, chế tạo, khảo nghiệm và đánh giá điều kiện làm việc của thiết bị cơ khí/ô tô/chế biến.
  2. Thiết kế được quy trình chế tạo thiết bị cơ khí/ô tô/chế biến, kỹ năng thực hành, thí nghiệm chế tạo các thiết bị cơ khí/ô tô/chế biến bằng các công nghệ khác nhau.
  3. Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành quá trình sản xuất các thiết bị cơ khí/ô tô/chế biến. Phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

3.2.2. Kỹ năng mềm

        Truyền đạt vấn đề và giải pháp rõ ràng đến người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp; làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

3.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân

        Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; tôn trọng việc chấp hành pháp luật, an ninh và quốc phòng; hình thành thói quen học tập suốt đời.

4. Tiêu chí tuyển sinh

        Căn cứ theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đề án tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Cần Thơ.

5. Khung chương trình đào tạo Tải về

 

THÔNG TIN TUYỂN SINH

Số lượt truy cập

291152
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
198
1013
4784
291152

Khoa Kỹ Thuật Cơ Khí
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Email: hqkhanh@ctu.edu.vn