Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

Hội nghị về cải tiến phương pháp giảng dạy 

     Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám Hiệu trong cuộc họp “về việc thống nhất triển khai thực hiện đo lường, đánh giá mức độ đạt được mục tiêu học phần của người học và cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên trên cơ sở phản hồi từ người học”, ngày 14/8/2020 khoa Công Nghệ, trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị cấp trường với chủ đề “Cải tiến phương pháp giảng dạy trên cơ sở phản hồi từ người học”. 

(Ảnh: Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT)

     Do tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, phải thực hiện giãn cách, hội nghị được tiến hành đồng thời theo cả hai hình thức: offline và online. Đến dự hội nghị có GS. TS. Hà Thanh Toàn (Hiệu trưởng); đại diện lãnh đạo các khoa, phòng, ban và thầy cô trong Trường. Ngoài ra còn có đông đảo thầy cô tham dự online.

     Phát biểu khai mạc hội nghị, GS. TS. Hà Thanh Toàn cho biết hội nghị này là sự khởi đầu cho chuỗi công tác lắng nghe những chia sẻ, phản hồi từ người học, cựu sinh viên, nhà sử dụng lao động và các bên liên quan khác về hoạt động giảng dạy của Trường để góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy. Từ 2021, Trường bắt đầu tự chủ do đó các đơn vị, cán bộ của trường cần nỗ lực hơn nữa và phát huy tốt vai trò của từng đơn vị trong tất cả các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao. Các đơn vị cần tiếp tục chú trọng các hoạt động lắng nghe ý kiến từ các bên liên quan đặc biệt là người học, doanh nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo của trường, khẳng định vị trí của Trường trong xã hội.

(Ảnh: Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT)

Sau đây là nội dung chính của các tham luận, kèm theo link video và link file báo cáo:

Tham luận 1: Ý kiến phản hồi của sinh viên và cựu sinh viên về phương pháp dạy học: Thực trạng và đề xuất cải thiện”: Tóm tắt ý kiến của sinh viên khối kỹ thuật – công nghệ về PPGD từ 2017 đến 2020, từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến phương pháp giảng dạy (PPGD) tại trường. 

Tham luận 2: “Mô hình lớp học đảo ngược trong giáo dục đại học hướng phát triển năng lực”: trình bày các mô hình giảng dạy trên thế giới hiện nay, phân tích và báo cáo các thử nghiệm, đánh giá mô hình lớp học đảo ngược trong các năm qua, cũng như nêu lên các định hướng sắp tới.  

Tham luận 3: “Phương pháp giảng dạy tích cực bậc đại học”: phân tích các PPGD phổ biến hiện nay là truyền đạt kiến thức từ người dạy sang người học hoặc người học tự nghiên cứu, xây dựng kiến thức cho bản thân. Giới thiệu các PPGD tích cực bậc đại học, cụ thể: PPGD trải nghiệm, PPGD lớp học mẫu như Jigsaw, Blended Learning (có thể kết hợp hình thức tập trung trên lớp và trực tuyến)…, PPGD 5E, PPGD Tra cứu ... để giúp người học có thái độ học tập chủ động, tích cực để đạt được kiến thức, kỹ năng đã đề ra trong chương trình đào tạo. 

Tham luận 4: “Làm thế nào để ghi video tối ưu nhất cho việc tự học?”: Với PPGD truyền thống, thầy cô sẽ không có đủ thời gian trên lớp để giúp sinh viên đạt tới mức nhận thức mong muốn. Cách tốt nhất là áp dụng mô hình lớp học đảo ngược: ở nhà sinh viên tự học qua video bài giảng, ở trên lớp thầy cô tổ chức hoạt động cho sinh viên thực hiện. Cách ghi video bài giảng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tự học của sinh viên. Báo cáo chia sẻ cách thức để giảng viên có thể ghi và tổ chức các video bài học tối ưu nhất góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa, của Trường.

Tham luận 5: “Phương pháp dạy nhóm theo quy trình Scrum”: giới thiệu quy trình Scrum và định hướng nghiên cứu, áp dụng Scrum vào quá trình dạy và học, góp phần cải thiện PPGD cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. Trình bày kết quả cải thiện chất lượng giảng dạy khi áp dụng Scrum vào thực tiễn giảng dạy học phần phụ trách trong 2 học kỳ vừa qua. PPGD Scrum còn cải thiện được nhiều kỹ năng của người học cùng lúc như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sự chuẩn bị, hợp tác…dần dần hình thành kỹ năng học tập suốt đời cho người học. Ngoài ra, PPGD Scrum còn giúp giảng viên quản lý, tương tác và nắm bắt nhiều vấn đề khó khăn kịp thời giải quyết cũng như quản lý nhận báo cáo của sinh viên hiệu quả hơn.

Ý kiến đóng góp/thảo luận quý thầy cô vui lòng ghi vào đây.

 

Đại diện BTC

Trần Thanh Hùng

Số lượt truy cập

6726549
Hôm nay
4578